Nguyên nhân vì sao trẻ hay ốm vặt?Con bạn hầu như tháng nào cũng ốm và phải thường xuyên sử dụng thuốc; Bạn đã chán ngán cái cảnh nửa đêm lại hốt hoảng gọi taxi đưa bé vào viện; hay giữa trưa hè nóng nực vội và phi xe từ công sở về sau khi nhận điện thoại ở nhà báo con đang bị sốt cao; Bạn đau đầu vì không tháng nào con bạn đi học đủ 26 buổi ở trường vì bé nghỉ ốm... làm sao để thoát ra khỏi tình trạng này đây?
Hệ miễn dịch yếu và chưa hoàn thiện!
Sau khi sinh, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ qua sữa, gọi là “hệ miễn dịch thụ động”. Trong quá trình lớn lên (từ khi trẻ biết ăn dặm) hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện dần. Sự nhạy cảm cao với điều kiện bên ngoài và sức chịu đựng kém. Điều này thì rất dễ hiểu đối với cơ thể còn non nớt và thể trạng còn yếu của trẻ.
Sữa mẹ - Nguồn kháng thể tốt nhất cho hệ miễn dịch của trẻ!
Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ chưa tốt, hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, các men tiêu hoá chưa đủ cũng là một trở ngại lớn cho việc tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, một số ít trường hợp có thể trẻ bị suy giảm miễn dịch, không chống lại được các vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt là đối với những trẻ sinh non, thiếu tháng, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ không được bú mẹ thường xuyên.
Vì vậy, để nâng cao sức đề kháng cho trẻ, bạn cần nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời. Cần tiêm phòng cho trẻ đầy đủ. Nếu trẻ bị ốm bạn cần bổ sung những vi chất dinh dưỡng quan trọng, các vitamin, các acid amin thiết yếu để trẻ mau chóng bình phục sau ốm. Giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cân đều đặn theo biểu đồ tăng trưởng. Trong trường hợp trẻ bị ốm bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ định của thầy thuốc. Đặc biệt, bạn cần phải biết cách để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ một cách "chủ động"
Quá lạm dụng kháng sinh!
Càng ngày, việc lạm dụng kháng sinh trong chữa bệnh càng trở thành một vấn đề lớn. Nhiều kháng sinh cũng được các bác sĩ mạnh tay kê cho trẻ em. Không ai phủ nhận được vai trò của kháng sinh trong việc chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng mặt trái của nó lại chính là tác động tiêu diệt luôn hệ vi khuẩn chí có ích trong ruột, dẫn đến loạn khuẩn ruột sau khi điều trị lâu dài bằng kháng sinh! Và việc dùng kháng sinh không đúng, đủ liều đã làm cho khả năng kháng thuốc của vi khuẩn tăng cao. Vì thế, cứ sau mỗi lần bé ốm, bạn lại phải cho uống kháng sinh với liều cao hơn.
Trong khi đó, 70% các tế bào miễn dịch được sinh ra tại các hạch bạch huyết trong thành ruột. Mất đi hệ vi khuẩn chí có ích, khả năng kích thích miễn dịch của cơ thể giảm đi rõ rệt. Hệ miễn dịch suy yếu đi, cũng có nghĩa là các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn … dễ dàng tấn công và gây ra nhiều căn bệnh khác nhau. Và mỗi khi trẻ ốm, đơn giản như nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, viêm họng, nóng sốt … thì một trong những cái đầu tiên chúng ta nghĩ đến, đó là kháng sinh!
Vệ sinh chưa đúng cách!
Các bà mẹ thường không chú ý đến việc vệ sinh của trẻ, nhất là những bà mẹ ở khu vực nông thôn. Do quá bận rộn hoặc thiếu hiểu biết mà thường xuyên để trẻ chơi, tiếp xúc cùng đồ vật mất vệ sinh, chó mèo, thậm chí phân gio... Đôi tay trẻ luôn nhem nhuốc, bẩn thỉu. Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn, vì các em rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu phụ huynh không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc bệnh là điều khó tránh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do virus...
Theo thống kê của tổ chức UNICEF, tại Việt nam chỉ có 12% số người dân có thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, và chỉ có 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi nhà vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân khiến người dân, đặc biệt là trẻ em dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, nhiễm giun sán, nhiễm cúm… đặc biệt là bệnh tay chân miệng đang gây nhiều lo lắng và hoang mang cho các bậc làm cha, mẹ.
Bàn tay không sạch sẽ là nguy cơ của các ổ bệnh. Một thực tế đáng báo động là có tới 74% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi không rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú.
Môi trường sống không sạch sẽ!
Nhiều người có thói quen đóng tất cả các cánh cửa trong nhà với mục đích chống bụi bẩn vào nhà, nhưng quả thật đó không phải là cách để giữ cho không khí trong nhà được trong lành. Không khí trong nhà cũng lưu thông, nên điều quan trọng là cần tạo “con đường” để không khí lưu chuyển, cũng như việc thường xuyên lau dọn, hút bụi để bụi không bám vào những vật dụng trong nhà.
Cần mở cửa sổ để làm thông thoáng không khí trong nhà. Không nên đóng kín tất cả cửa trong nhà, bạn cần để cho không khí cũ trong nhà thoát ra ngoài và đón làn gió mới, không khí trong lành ở bên ngoài vào nhà, điều đó tốt cho sức khỏe của chính gia đình bạn. Ngoài ra, bạn cần hút bụi, giặt áo gối, trải giường bằng nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng thì nên nhớ rằng cần phải chăm sóc và giữ vệ sinh cho chúng thật tốt. Chải lông cho chúng, hút bụi và lau sàn nơi thú cưng thường nằm ngủ. Hạn chế dùng nước xịt phòng, nến thơm vì chúng chứa nhiều chất hóa học làm giảm đi sự trong lành của không khí trong nhà bạn. Vì thế nên hạn chế sử dụng những sản phẩm này để đảm bảo sức khỏe, nhất là những gia đình có con nhỏ.
Nuôi con vô trùng - Sạch sẽ quá mức!
Nhiều phụ huynh lại sạch sẽ quá mức, nuôi con gần như vô trùng, khiến cho trẻ không có cơ hội tiếp xúc giới bên ngoài. Không được tắm nắng, hít thở không khí ngoài trời, không được đùa nghịch, vận đông... Nhốt bé trong nhà, tránh nắng, gió, quá lạm dụng điều hòa cũng khiến cho bé mất đi khả năng thích ứng và khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ thế nào? Câu hỏi lớn của các bà mẹ!
Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, việc nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo đủ chất, đủ lượng trong mỗi một bữa ăn để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vi chất và các loại vitamin cần thiết cho hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường. Đảm bao cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và duy trì cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi, hãy nhớ "sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ". Ngoài ra, hãy nhớ khẩu hiệu Tam đủ sau: ăn đủ, uống đủ và ngủ đủ!
Trong thực đơn hàng ngày, cần cho trẻ ăn nhiều rau và hoa quả chứa nhiều vitamin nhóm B, C (cam, xoài, ổi…). Ngoài ra, cần cho trẻ hoạt động thể lực, không nên để trẻ ngồi một chỗ, nằm lì trong võng hoặc bế ẵm suốt ngày. Với trẻ nhỏ, hàng ngày, lúc sáng sớm vừa có ánh nắng mặt trời và buổi xế chiều, nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày khoảng 15 phút.
Vấn đề tạo kháng thể thụ động để chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn cũng hết sức quan trọng, đó là tiêm vắc-xin theo Chương trình tiêm chủng mở rộng của Quốc gia cho trẻ.
Sau khi sinh, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ mẹ qua sữa, gọi là “hệ miễn dịch thụ động”. Trong quá trình lớn lên (từ khi trẻ biết ăn dặm) hệ miễn dịch của trẻ mới được hoàn thiện dần. Sự nhạy cảm cao với điều kiện bên ngoài và sức chịu đựng kém. Điều này thì rất dễ hiểu đối với cơ thể còn non nớt và thể trạng còn yếu của trẻ.
Sữa mẹ - Nguồn kháng thể tốt nhất cho hệ miễn dịch của trẻ!
Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ chưa tốt, hệ vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, các men tiêu hoá chưa đủ cũng là một trở ngại lớn cho việc tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, một số ít trường hợp có thể trẻ bị suy giảm miễn dịch, không chống lại được các vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt là đối với những trẻ sinh non, thiếu tháng, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ không được bú mẹ thường xuyên.
Vì vậy, để nâng cao sức đề kháng cho trẻ, bạn cần nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời. Cần tiêm phòng cho trẻ đầy đủ. Nếu trẻ bị ốm bạn cần bổ sung những vi chất dinh dưỡng quan trọng, các vitamin, các acid amin thiết yếu để trẻ mau chóng bình phục sau ốm. Giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cân đều đặn theo biểu đồ tăng trưởng. Trong trường hợp trẻ bị ốm bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị, không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ định của thầy thuốc. Đặc biệt, bạn cần phải biết cách để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ một cách "chủ động"
Quá lạm dụng kháng sinh!
Càng ngày, việc lạm dụng kháng sinh trong chữa bệnh càng trở thành một vấn đề lớn. Nhiều kháng sinh cũng được các bác sĩ mạnh tay kê cho trẻ em. Không ai phủ nhận được vai trò của kháng sinh trong việc chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng mặt trái của nó lại chính là tác động tiêu diệt luôn hệ vi khuẩn chí có ích trong ruột, dẫn đến loạn khuẩn ruột sau khi điều trị lâu dài bằng kháng sinh! Và việc dùng kháng sinh không đúng, đủ liều đã làm cho khả năng kháng thuốc của vi khuẩn tăng cao. Vì thế, cứ sau mỗi lần bé ốm, bạn lại phải cho uống kháng sinh với liều cao hơn.
Trong khi đó, 70% các tế bào miễn dịch được sinh ra tại các hạch bạch huyết trong thành ruột. Mất đi hệ vi khuẩn chí có ích, khả năng kích thích miễn dịch của cơ thể giảm đi rõ rệt. Hệ miễn dịch suy yếu đi, cũng có nghĩa là các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn … dễ dàng tấn công và gây ra nhiều căn bệnh khác nhau. Và mỗi khi trẻ ốm, đơn giản như nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, viêm họng, nóng sốt … thì một trong những cái đầu tiên chúng ta nghĩ đến, đó là kháng sinh!
Vệ sinh chưa đúng cách!
Các bà mẹ thường không chú ý đến việc vệ sinh của trẻ, nhất là những bà mẹ ở khu vực nông thôn. Do quá bận rộn hoặc thiếu hiểu biết mà thường xuyên để trẻ chơi, tiếp xúc cùng đồ vật mất vệ sinh, chó mèo, thậm chí phân gio... Đôi tay trẻ luôn nhem nhuốc, bẩn thỉu. Bàn tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn, vì các em rất thích chơi đùa lại hay có thói quen ngậm tay vào miệng. Nếu phụ huynh không chú ý giúp trẻ luôn giữ sạch đôi tay thì khả năng trẻ thường xuyên bị mắc bệnh là điều khó tránh như viêm đường hô hấp cấp, bệnh cúm, bệnh tay chân miệng, bệnh tiêu chảy cấp do virus...
Theo thống kê của tổ chức UNICEF, tại Việt nam chỉ có 12% số người dân có thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, và chỉ có 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi nhà vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân khiến người dân, đặc biệt là trẻ em dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, nhiễm giun sán, nhiễm cúm… đặc biệt là bệnh tay chân miệng đang gây nhiều lo lắng và hoang mang cho các bậc làm cha, mẹ.
Bàn tay không sạch sẽ là nguy cơ của các ổ bệnh. Một thực tế đáng báo động là có tới 74% số bà mẹ có con dưới 5 tuổi không rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn hoặc cho trẻ bú.
Môi trường sống không sạch sẽ!
Nhiều người có thói quen đóng tất cả các cánh cửa trong nhà với mục đích chống bụi bẩn vào nhà, nhưng quả thật đó không phải là cách để giữ cho không khí trong nhà được trong lành. Không khí trong nhà cũng lưu thông, nên điều quan trọng là cần tạo “con đường” để không khí lưu chuyển, cũng như việc thường xuyên lau dọn, hút bụi để bụi không bám vào những vật dụng trong nhà.
Cần mở cửa sổ để làm thông thoáng không khí trong nhà. Không nên đóng kín tất cả cửa trong nhà, bạn cần để cho không khí cũ trong nhà thoát ra ngoài và đón làn gió mới, không khí trong lành ở bên ngoài vào nhà, điều đó tốt cho sức khỏe của chính gia đình bạn. Ngoài ra, bạn cần hút bụi, giặt áo gối, trải giường bằng nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng thì nên nhớ rằng cần phải chăm sóc và giữ vệ sinh cho chúng thật tốt. Chải lông cho chúng, hút bụi và lau sàn nơi thú cưng thường nằm ngủ. Hạn chế dùng nước xịt phòng, nến thơm vì chúng chứa nhiều chất hóa học làm giảm đi sự trong lành của không khí trong nhà bạn. Vì thế nên hạn chế sử dụng những sản phẩm này để đảm bảo sức khỏe, nhất là những gia đình có con nhỏ.
Nuôi con vô trùng - Sạch sẽ quá mức!
Nhiều phụ huynh lại sạch sẽ quá mức, nuôi con gần như vô trùng, khiến cho trẻ không có cơ hội tiếp xúc giới bên ngoài. Không được tắm nắng, hít thở không khí ngoài trời, không được đùa nghịch, vận đông... Nhốt bé trong nhà, tránh nắng, gió, quá lạm dụng điều hòa cũng khiến cho bé mất đi khả năng thích ứng và khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ thế nào? Câu hỏi lớn của các bà mẹ!
Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, việc nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo đủ chất, đủ lượng trong mỗi một bữa ăn để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, vi chất và các loại vitamin cần thiết cho hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường. Đảm bao cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời và duy trì cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi, hãy nhớ "sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ". Ngoài ra, hãy nhớ khẩu hiệu Tam đủ sau: ăn đủ, uống đủ và ngủ đủ!
Trong thực đơn hàng ngày, cần cho trẻ ăn nhiều rau và hoa quả chứa nhiều vitamin nhóm B, C (cam, xoài, ổi…). Ngoài ra, cần cho trẻ hoạt động thể lực, không nên để trẻ ngồi một chỗ, nằm lì trong võng hoặc bế ẵm suốt ngày. Với trẻ nhỏ, hàng ngày, lúc sáng sớm vừa có ánh nắng mặt trời và buổi xế chiều, nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mỗi ngày khoảng 15 phút.
Vấn đề tạo kháng thể thụ động để chống lại các tác nhân nhiễm khuẩn cũng hết sức quan trọng, đó là tiêm vắc-xin theo Chương trình tiêm chủng mở rộng của Quốc gia cho trẻ.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét